Search
Close this search box.

Tư thế ngồi học đúng cho trẻ và 6 nguyên tắc ba mẹ cần lưu ý

Một trong những điều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập của học sinh là tư thế ngồi học đúng. Đây tưởng chừng như chỉ là vấn đề nhỏ nên nhiều phụ huynh có thể đã bỏ lỡ và khi phát hiện ra thì đã để lại những hậu quả nghiêm trọng cho các con.

Hôm nay, ba mẹ hãy cùng với trường Trung Tiểu học Việt Anh tìm hiểu về tư thế ngồi học đúng để cùng điều chỉnh cho các con ngay nào.

Việc rèn cho con 𝐭𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐠𝐨̂̀𝐢 𝐡𝐨̣𝐜 đ𝐮́𝐧𝐠 ngay từ ban đầu là rất quan trọng. Bởi nếu ngồi sai tư thế là trẻ có thể bị gù vẹo cột sống, lưng gù, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. Chính vì vậy, hãy giúp trẻ thay đổi tư thế học tập ngay từ hôm nay. Vậy tư thế ngồi học thế nào là “chuẩn”. Cha mẹ hãy nắm chắc 𝟔 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐭𝐚̆́𝐜 sau:

1. Tư thế ngồi viết phải thoải mái, hai chân chạm đất.

2. Giữ khoảng cách từ mắt đến vở trong khoảng từ 25-30cm, đầu hơi cúi.

3. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi.

4. Hai chân để thoải mái không chân co, chân duỗi.

5. Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.

6. Ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu từ bên trái sang

Chúng ta nên hiểu rằng việc rèn tư thế ngồi đúng cho trẻ là điều khá khó khăn và không phải phụ huynh nào cũng có đủ kiên nhẫn. Việc la mắng thường xuyên xảy ra với hy vọng con em có thể tiếp thu nhanh chóng. Tuy nhiên từ đó sẽ gây ra những áp lực khiến các con lo lắng, căng thẳng mỗi khi ngồi vào bàn học. Điều này cũng vô tình tạo ra tâm lý bất an, không tin tưởng vào cha mẹ và có tâm lý chống đối.

Vậy nên, ba mẹ nên theo sát con mình và thể hiện sự quan tâm theo cách mà các con mong muốn. Kết hợp việc điều chỉnh tư thế ngồi học đúng v ới sự khen ngợi khi trẻ có tiến triển sẽ là “phương thuốc kỳ diệu” giúp các bé tiếp thu tốt hơn. Trẻ từ đó có thêm động lực và sự tin tưởng vào bố mẹ và sẽ thích nghi thay đổi và dần trở nên tốt hơn.

TRƯỜNG TRUNG TIỂU HỌC VIỆT ANH TRÀ VINH
Theo Tuyết Nguyễn