Phương pháp STEAM là một lựa chọn để giúp trẻ đánh thức và khơi dậy sự sáng tạo nhằm hình thành kĩ năng tư duy mới cho thế hệ mai sau. Bằng sự nhiệt tình, chủ động, ham học hỏi của mình, các cô giáo Trường Mầm non Việt Anh 5 đã sử dụng linh hoạt phương pháp giáo dục STEAM với nhiều ưu điểm và minh họa bằng việc vận dụng vào tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non tích hợp với các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học cũng như những yêu cầu của phương pháp này.
Phương pháp STEAM là gì?
Phương pháp STEAM là phương pháp giảng dạy tích hợp nhằm trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 lĩnh vực là Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học) cho học sinh mầm non. Nói cách khác, phương pháp STEAM là sự kết hợp giữa phát triển kỹ năng nghệ thuật Art với phương pháp STEM.
Bên cạnh đó, thông qua kiến thức tổng hợp từ nhiều chủ đề thuộc 5 lĩnh vực trên, phương pháp giáo dục STEAM cũng giúp phát triển tư duy đa chiều và kỹ năng giải quyết vấn đề cho các bé. Mỗi bài học trong chương trình đều là các tình huống, chủ đề thực tế và các bé cần phải vận dụng nhiều kiến thức đã học để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Việc này sẽ giúp các bé hiểu rõ vấn đề và dễ dàng ứng dụng vào thực tế thông qua những việc tận mắt nhìn thấy nghe thấy và chạm vào.
Lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non
STEAM giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiết
Nhờ vào việc kết hợp các kiến thức từ nhiều môn học khác nhau từ công nghệ, khoa học, kỹ thuật, toán học cho đến nghệ thuật, phương pháp giáo dục STEAM giúp trẻ rèn luyện và phát triển nhiều kỹ năng mềm thiết yếu như:
Kỹ năng đặt vấn đề: Trước khi bắt tay vào thực hiện bất kỳ một dự án hoặc thí nghiệm nào, học sinh mầm non được giáo viên yêu cầu phải đặt ra bài toán cần giải quyết trước khi đi tìm câu trả lời. Thông qua đó, trẻ sẽ học được cách phân tích, nhận định và dự đoán kết quả sẽ xảy ra.
Kỹ năng truy vấn: Kế tiếp, trong quá trình học tập và khám phá, trẻ phải dùng phương pháp truy vấn để đặt câu hỏi và tìm ra đáp án cho nhiều bài toán được đưa ra. Điều này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng truy vấn. Từ đó, các em sẽ biết cách giải quyết vấn đề cho mọi tình huống khác nhau gặp phải trong cuộc sống.
Kỹ năng quan sát: Trong phương pháp STEAM, trẻ mầm non sẽ được rèn luyện được kỹ năng quan sát để tìm ra bản chất của sự vật và hiện tượng.
Kỹ năng hợp tác: Các chương trình giảng dạy áp dụng STEAM thường xuyên xây dựng các bài học giúp trẻ có cơ hội làm việc theo nhóm và hợp tác với bạn bè xung quanh. Các bé sẽ cùng đóng góp ý kiến và tìm ra giải pháp cho các vấn đề đặt ra. Qua đó, đối với mỗi bài học trẻ sẽ được học tập và nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau và phát triển kỹ năng làm việc nhóm tốt hơn.
Các kỹ năng trẻ sẽ được học khi áp dụng phương pháp giáo dục STEAM
Kỹ năng về ngành khoa học: Khi được học tập theo phương pháp STEAM, trẻ sẽ có cơ hội liên kết các định nghĩa, khái niệm từ những buổi học lý thuyết với các hiện tượng thực tế. Từ đó, trẻ biết các vận dụng kiến thức vào đời sống.
Kỹ năng công nghệ: Mô hình STEAM là phương pháp giáo dục giúp học sinh mầm non thực hành và có kiến thức thực tế về công nghệ.
Kỹ năng kỹ thuật: Ở những buổi học này, giáo viên sẽ trực tiếp hướng dẫn học sinh về cách thức sản xuất, vận hành của một số sản phẩm trong đời sống. Trẻ sẽ hiểu được quá trình lắp ráp, chế tạo các phương tiện như xe đạp, công cụ cơ bản.
Kỹ năng toán học: Nhờ phương pháp giáo dục STEAM, trẻ sẽ không chỉ tiếp xúc với số học một cách khô khan. Thay vào đó, trẻ sẽ được học, tương tác và phản xạ với những con số một hướng thú vị.
Kỹ năng nghệ thuật: Đây là những tiết học giúp trẻ tăng khả năng cảm thụ, tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ mầm non. Đó là những khóa học về âm nhạc, mỹ thuật, thủ công… nơi trẻ có thể tự do “chế tạo” và trình bày mọi ý tưởng trong đầu.
Sau đây là những hình ảnh về việc tổ chức hoạt động “Làm bờm sư tử” theo phương pháp giáo dục STEAM đối với các bé ở Mầm non Việt Anh 5: